Trái cây được bảo quản trong kho với nhiệt độ thấp sẽ ngăn chặn một số vi sinh vật gây bệnh làm chất lượng sản phẩm kém đi: ( dập, hư thối, biến đổi hương vị, mất chất). làm giảm việc sử dụng hóa chất bảo quản gây hại cho sức khỏe nhân loại. Thân thiện với môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trong thời điểm khan hiếm và cấp thiết thì kho lạnh sẽ là nơi lưu trữ trái cây trong một thời gian dài phục vụ cho quá trình xuất khẩu, đáp ứng thị trường trong và ngoài nước. Trong thời gian biến động của thị trường, không thể tránh khỏi lượng trái cây thu hoạch bị mất giá, hàng đổ ra hàng loạt, nhiều người đem bán tháo bán đổ, có người lại hành động tiêu cực thay vì đem bán lỗ bán rẽ họ tìm cách phá hủy những sản phẩm mình làm ra. Đặc biệt là tình trạng ép giá của các thương buôn, người trồng rơi vào tình trạng khốn khổ, lỗ vốn, có người thì mất trắng. Nếu như sử dụng kho lạnh làm nơi để bảo quản và dự trữ trái cây đó người trồng sẽ giảm bớt đi phần nào gánh nặng, ngồi chờ giá thành tăng hoặc không bị các thương buôn ép giá.
Mỗi loại trái cây đều có đặc tính và thành phần riêng biệt, thông thường một kho lạnh chỉ chứa được một loại quả.
- Đối với thanh long: Nhiệt độ thích hợp là 5ºC, độ ẩm 90%, bảo quản lên đến 40 ngày
- Đối với cà chua: Nên giữ mát ở 12ºC
- Đối với xoài: Nhiệt độ là 10ºC- 12ºC, bảo quản tươi lên đến 30 ngày.
- Đối với nhãn: Nhiệt độ thích hợp là 3ºC-5ºC, độ ẩm là 95%
- Đối với măng cụt: Nhiệt độ thích hợp là 13ºC, độ ẩm là 90- 95%
- Cần lưu ý một số loại trái cây không thích hợp bảo quản trong kho lạnh, ví dụ như: quả dứa, quả chuối, quả khế,...